Trò chơi hàng đầu | tài xỉu online atht

80A Lê Hồng Phong, P3, TP.Sóc Trăng - 27/6 Trần Hưng Đạo, P3, TP.Sóc Trăng

BIẾN CHỨNG HẠ HUYẾT ÁP TRONG QUÁ TRÌNH LỌC MÁU

1. Định nghĩa:

Hạ huyết áp: Khi huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc huyết áp tâm thu giảm 20 mmHg đến 30 mmHg so với huyết áp ban đầu. Hạ huyết áp thường xảy ra ở bệnh nhân có huyết áp trước lọc máu thấp và thường gặp ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, bất thường cấu trúc hoặc chức năng tim. Hạ huyết áp có thể gia tăng nguy cơ tạo huyết khối và gia tăng tử suất.

2. Một số nguyên nhân thường gặp gây hạ huyết áp trong lúc lọc máu:

  • Rút dịch quá mức trọng lượng khô của bệnh nhân
  • Tốc độ rút dịch cao
  • Nồng dộ ion Na+ dịch lọc thấp
  • Cài đặt nhiệt độ dịch lọc cao
  • Uống thuốc hạ áp trước lọc máu
  • Ăn trong lúc lọc máu
  • Thiếu máu nặng
  • Bệnh thần kinh tự động (Đái tháo đường)
  • Tình trạng tim mạch bệnh nhân không ổn định: Suy tim nặng, rối loạn chức năng tâm trương
  • Nhịp tim chậm: do dùng thuốc ức chế beta, bệnh lý hệ thần kinh tự động do nhiễm độc Urê hoặc ở người lớn tuổi
  • Một số nguyên nhân ít gặp: Tràn dịch màng tim, nhồi máu cơ tim, xuất huyết tiêu hoá, choáng nhiễm trùng, loạn nhịp tim, phản ứng màng lọc (hoạt hoá bổ thể, giải phóng cytokine gây hạ huyết áp), tán huyết, tắc mạch do khí.

3. Nhận diện bệnh nhân hạ huyết áp:

- Một số bệnh nhân than phiền có cảm giác chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, một số người bị chuột rút khi hạ huyết áp xảy ra. Một số trường hợp kín đáo có thể được phát hiện bởi nhân viên y tế quen thuộc với bệnh nhân (Ví dụ: mất tỉnh táo, tầm nhìn xa xăm…). Trong một vài trường hợp bệnh nhân không có bất kì triệu chứng nào cho đến khi huyết áp giảm đến cực thấp và nguy hiểm. Đây là lý do nên theo dõi huyết áp thường xuyên trong quá trình lọc máu. Thực hiện đo huyết áp mỗi 30 phút hoặc 1 giờ hoặc thường xuyên hơn tuỳ vào từng bệnh nhân.

Theo dõi huyết áp bệnh nhân

4. Phân dộ và xử trí hạ huyết áp trong lúc lọc máu:

Về mặt lâm sàng, biến chứng hạ huyết áp trong lúc lọc máu được chia làm 3 mức độ:

  • Mức độ nhẹ:

+ Biểu hiện: Triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng của hạ huyết áp.

+ Xử trí: Cho bệnh nhân nằm đầu thấp, thở oxy, giảm tốc độ rút dịch (UF) về 0 hoặc nhỏ nhất có thể. Sau đó theo dõi sát bệnh nhân, khi sinh hiệu ổn định có thể bắt đầu rút dịch lại ở tốc độ chậm.

  • Mức độ vừa:

+ Biểu hiện: Có triệu chứng của hạ huyết áp

+ Xử trí: Như hạ huyết áp mức độ nhẹ, truyền <500ml dịch NaCl 0.9% (mỗi lần 100ml), theo dõi sát huyết áp bệnh nhân.

  • Mức độ nặng:

+ Biếu hiện: Có các triệu chứng hạ huyết áp kèm khó thở, đau ngực, mất ý thức, tiêu tiểu không tự chủ

+ Xử trí: Cho bệnh nhân nằm đầu thấp chân cao, thở oxy, ngưng rút dịch, có thể truyền >500ml dịch NaCl 0.9% hoặc dịch cao phân tử hoặc sử dụng thuốc vận mạch (thuốc vận mạch được sử dụng khi đã bù đủ thể tích mà huyết áp không nâng được).

Khám bệnh nhân trước lọc máu tại BV Đa Khoa tài xỉu online (Nguồn: Báo Sóc Trăng)

5. Phòng ngừa hạ huyết áp trong lúc lọc máu:

  • Không tăng cân quá mức giứa 2 lần lọc máu. Đây là điều đơn giản nhưng khó thực hiện, nhất là ở Việt Nam, chỉ nên tăng khoảng 2-3 kg giữa 2 lần lọc máu. Muốn đạt được diều này thì bệnh nhân phải hạn chế ăn mặn, không uống nhiều nước quá, nên thay đổi tập quán ăn uống (hạn chế các món nước như: canh, súp, mì, bún nước…)
  • Xác định đúng trọng lượng khô, không rút dịch quá mức trọng lượng khô của bệnh nhân (Rút dịch không quá 1 lít/giờ lọc máu).
  • Tốc độ rút dịch phải tuỳ thuộc từng bệnh nhân, có thể kéo dài cuộc lọc máu để rút dịch đủ hoặc cài đặt tốc độ rút dịch thay đổi theo từng thời điểm của cuộc lọc (UF Profile)
  • Cài đặt nồng độ ion Na+ trong dịch lọc theo từng bệnh nhân, từng thời điểm của cuộc lọc. Lọc máu với dịch lọc có nồng độ Na+ cao giúp tăng sự di chuyển nước từ ngăn kẽ lòng mạch giúp giảm biến chứng hạ huyết áp ở một số bệnh nhân
  • Lọc máu với dịch lọc có nồng độ Ca2+ cao giúp ổn định huyết áp hơn ở một số bệnh nhân nhờ tác dụng co mạch của ion Ca2+
  • Theo dõi sát huyết áp bệnh nhân, tránh biến chứng hạ huyết áp nặng
  • Tránh dùng thuốc hạ áp trước khi lọc máu ở bệnh nhân dễ hạ huyết áp trong lúc lọc máu
  • Không nên ăn uống trong lúc lọc máu, bệnh nhân dễ hạ huyết áp vì khi ăn uống sẽ làm máu tăng đến gan, lách, ruột gây giảm thể tích máu của cơ thể gây hạ huyết áp
  • Lọc máu với nhiệt độ dịch lọc thấp (lạnh) ở một số bệnh nhân cho thấy giảm tỉ lệ hạ huyết áp nhờ tính chất co mạch của dịch lọc lạnh
  • Sử dụng dịch lọc bicarbonat ít gây biến chứng hạ huyết áp hơn dịch lọc acetat (dịch lọc acetat gây biến chứng giãn mạch).

_______________________________________________________________________________________________________

Bác sĩ. Phương Thanh Phong

Tài liệu tham khảo:

     1. Tài liệu chuyên ngành thận nhân tạo – BSCKII. Nguyễn Minh Tuấn – BV Chợ Rẩy TPHCM

     2. Sổ tay thực hành thận nhân tạo. TS.BS Nguyễn Bách – BV Thống Nhất TPHCM

     3. Hanbook of dialysis 5th edition

     4. Manual of Clinical Dialysis 2nd 2009

Bài viết liên quan