Trò chơi hàng đầu | tài xỉu online atht

80A Lê Hồng Phong, P3, TP.Sóc Trăng - 27/6 Trần Hưng Đạo, P3, TP.Sóc Trăng

BỆNH HEN PHẾ QUẢN VÀ KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT HEN

1. HEN (SUYỄN) LÀ GÌ?

- Hen phế quản là bệnh lý hô hấp mạn tính phổ biến đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đường thở do nhiều nguyên nhân, tác nhân khác nhau, kích thích gây co thắt phế quản có thể hồi phục hoàn toàn hoặc một phần. Có thể phục hồi tự nhiên hoặc bằng thuốc.

- Hen phế quản dễ tái phát, nhất là khi thay đổi thời tiết hay tiếp xúc các yếu tố nguy cơ. Những đợt cấp có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

- Đây là bệnh có tỷ lệ tử vong cao chỉ sau ung thư.

2. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ: Theo từng cá thể mà mỗi bệnh nhân có yếu tố nguy cơ khác nhau.

   + Yếu tố cơ địa: gen di truyền, cơ địa dị ứng, đường thở tăng phản ứng, giới tính…

   + Yếu tố môi trường:

  • Các yếu tố trong môi trường và lao động: bụi, phấn hoa, lông vật nuôi, khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường, nghề nghiệp…

  • Không khí lạnh, khô, thay đổi thời tiết

  • Tập thể dục, cảm xúc, nhiễm trùng

  • Hít phải chất kích thích

  • Chế độ ăn, thuốc: Aspirin và các loại thuốc chống viêm không steroid khác (NSAIDS)

  • Bệnh kèm theo: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), béo phì..

3. CHẨN ĐOÁN: việc chẩn đoán hen có thể nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác, nên phải chủ động đi khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa Hô Hấp và đầy đủ thiết bị để khẳng định chẩn đoán

3.1. Triệu chứng :

- Ngoài cơn hen tình trạng có thể hoàn toàn bình thường.

- Triệu chứng hô hấp gợi ý hen phế quản: Khó thở, khò khè, nặng ngực, ho khi:  Về đêm, theo mùa, sau một số kích thích ( như cảm cúm, gắng sức, thay đổi thời tiết, khói bụi, thức ăn…)

- Tiền sử bản thân: viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thuốc, thức ăn…vv

- Tiền sử gia đình có người mắc hen phế quản và/ hoặc các bệnh dị ứng

- Các bệnh lý khác có triệu chứng giống hen phế quản như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), giãn phế quản, viêm phế quản co thắt ....

Có triệu chứng hen, thì bác sĩ sẽ chỉ định một số cận lâm sàng như:

   + Đo chức năng hô hấp + test giãn phế quản: Bệnh nhân cần thổi một lượng khí vừa đủ vào dụng cụ để đo lưu lượng khí đỉnh trước và sau khi dùng thuốc giãn phế quản, từ đó xác định chức năng hô hấp. Đo chức năng hô hấp có ý nghĩa quan trọng trong khẳng định hen.

   + Chẩn đoán hình ảnh: Chụp Xquang phổi, CTscan ngực…

   + Và một số xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán khác

3.2. Để xác định bệnh hen thì phải có các yếu tố:

 - Bệnh sử có các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, tức ngực và ho thay đổi theo thời gian, độ nặng, VÀ

 - Giới hạn luồng khí thở ra biến đổi, được khẳng định ít nhất một lần dựa trên kết quả đo hô hấp ký (Đo chức năng hô hấp)

4. KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN?

- Việc kết hợp giữa các biện pháp không dùng thuốc và dùng thuốc mang lại hiệu quả cao cho việc ngăn chặn cơn hen cấp.

 *  Mục tiêu điều trị lâu dài là giảm nhập viện, giảm cơn cấp, giảm triệu chứng hen, giảm thức giấc ban đêm, cải thiện chức năng phổi và chất lượng cuộc sống.

4.1. Điều trị không dùng thuốc:

- Kiểm soát các yếu tố khởi phát hen:

   + Tránh tiếp xúc dị nguyên gây dị ứng: thuốc lá, bụi nhà, phấn hoa, lông động vật…vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

   + Giữ ấm cơ thể, tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhất là thời điểm giao mùa. Chủ động tiêm phòng bệnh cúm hàng năm

   + Tránh tình trạng lo âu, căng thẳng quá mức

   + Thăm khám định kỳ để phân độ bệnh và dự phòng sớm

   + Kiểm soát ổn định bệnh lý kèm theo

4.2 Điều trị dùng thuốc:

- Khuyến cáo hiện nay là điều trị theo phân loại mức độ nặng, kế hoach tầm soát hen, khả năng tuân thủ điều trị của bệnh nhân, nên cần tái khám định kỳ để lập kế hoạch điều trị và lựa chọn bậc thang điều trị đối với từng cá nhân cụ thể, đặc biệt ở những nhóm tuổi khác nhau.

- Các thuốc điều trị hen thường dùng: thuốc kháng viêm, giãn phế quản, thuốc kháng histamin…ở nhiều dạng khác nhau (dạng viên, tiêm, xịt, hít…)

 4.3 Theo dõi đáp ứng điều trị:

Dựa vào bảng đánh giá và các test kiểm soát hen dưới hình, bệnh nhân có thể tự đánh giá mức độ kiểm soát hen của bản thân để chủ động đến khám và tuân thủ điều trị để cùng bác sĩ lập kế hoạch kiểm soát hen mang lại hiệu quả cao, hạn chế những cơn hen cấp, hen nặng.

Ban hành kèm theo quyết định số 4776//QĐ-BYT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế ở trẻ trên 12 tuổi và người lớn

4.4. Theo dõi cách sử dụng thuốc xịt, hít đúng:  tùy từng loại sẽ có cách sử dụng khác nhau, người bệnh nên tái khám để nhân viên y tế tư vấn.

4.5. Giáo dục người bệnh: là yếu tố quan trọng. Mỗi bệnh nhân cần hiểu rõ về bệnh hen của mình, các yếu tố gây ra đợt cấp, sử dụng thuốc gì, khi nào, cách sử dụng đúng thuốc hít, thuốc xịt trong và ngoài cơn, có kế hoạch quản lý hàng ngày để kiểm soát bệnh hen tốt.  Phần lớn là do sự tuân thủ điều trị hơn là phương pháp điều trị.

4.6. Gánh nặng bệnh hen:

- Hen là bệnh mạn tính, tần suất xuất hiện cao, tỷ lệ mắc hen càng tăng dẫn đến việc nghỉ học/ nghỉ việc vì hen. Tăng tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ tử vong vì hen.

- Chi phí y tế cao, đặc biệt ở bệnh hen không kiểm soát tốt.

- Đầu tư vào điều trị kiểm soát hen có lợi hơn so với việc chỉ điều trị giảm triệu chứng.

tài xỉu online atht đã triển khai nhiều gói kỹ thuật, trong đó:

   + Bệnh viện đã triển khai gói tiêm ngừa cúm, phế cầu… hàng năm

   + Triển khai đầy đủ các thiết bị kỹ thuật để tầm soát và xác định bệnh hen( đo hô hấp ký, Chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm..) trong các gói khám sức khỏe và cả khám ngoại trú.

Tại tài xỉu online atht đã có đầy đủ danh mục thuốc điều trị hen phế quản trong BHYT, có nhiều loại thuốc xịt, thuốc hít giãn phế quản, kháng viêm, tùy từng loại mà nhân viên tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng cụ thể và theo dõi sử dụng thuốc đúng cách.

________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bác sĩ CKI. Lý Thị Kim Hoàng
Bác sĩ. Trần Việt Tấn  

Tài liệu tham khảo:

1. Bộ y tế Việt Nam. 2022. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản người lớn và trẻ em ³ 12 tuổi

2. GINA. 2022. Global Strategy for Asthma Management and Prevent

3. Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 2021. Giáo trình giảng dạy “Tiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 1”

Bài viết liên quan