Trò chơi hàng đầu | tài xỉu online atht

80A Lê Hồng Phong, P3, TP.Sóc Trăng - 27/6 Trần Hưng Đạo, P3, TP.Sóc Trăng

TĂNG HUYẾT ÁP

Tăng huyết áp là gì?

- Tăng huyết áp hay cao huyết áp là bệnh lý mạn tính, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg được đo tại phòng khám.

- Tăng huyết áp được chia làm hai thể:

   + Tăng huyết áp nguyên phát (hay tăng huyết áp vô căn) là thể tăng huyết áp thường gặp nhất, chiếm 90% và không xác định được nguyên nhân gây tăng huyết áp.

   + Tăng huyết áp thứ phát (hay tăng huyết áp có nguyên nhân), các nguyên nhân thường gặp:

  • Các bệnh lý về thận: viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, sỏi thận, hẹp động mạch thận.
  • Các bệnh nội tiết: u tủy thượng thận, cushing, cường aldosteron, cường giáp.
  • Các bệnh lý tim mạch: hở van động mạch chủ (gây tăng huyết áp tâm thu đơn độc), hẹp eo động mạch chủ (gây tăng huyết áp chi trên), hẹp xơ vữa động mạch thận.
  • Do thuốc: cam thảo, thuốc tránh thai, một số thuốc cường giao cảm.
  • Nguyên nhân khác: ngộ độc thai nghén, rối loạn thần kinh.

- Cơn tăng huyết áp được chia làm hai loại: tăng huyết áp cấp cứu và tăng huyết áp khẩn cấp.

   + Tăng huyết áp cấp cứu được định nghĩa là huyết áp tăng trên 180/120mmHg và có bằng chứng tổn thương cơ quan đích (bệnh não tăng huyết áp, tổn thương võng mạc, suy thận cấp, nhồi máu cơ tim, bóc tách động mạch chủ).

   + Tăng huyết áp khẩn cấp thì chưa có tổn thương cơ quan đích. Nhưng cả hai thể đều phải điều trị ngay và kịp thời.

- Để chẩn đoán tăng huyết áp chỉ có cách duy nhất là đo huyết áp. Hiện nay, có 3 cách đo huyết áp để chẩn đoán bệnh gồm:

  • Đo huyết tại phòng khám
  • Đo huyết áp tại nhà:
  • Máy theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ (máy Holter huyết áp)

Đo huyết áp tại nhà như thế nào?

- Ngồi nghỉ 15 phút trước khi đo. 

- Không hút thuốc lá, không uống cafe 2 giờ trước khi đo.

- Tư thế đo: nằm trên giường hoặc ngồi dựa lưng vào ghế, hai chân chạm sàn nhà, không bắt chéo chân, tay duỗi thẳng, đặt ngang tim, giữ im lặng trong lúc đo.

- Lần đầu tiên đo huyết áp cả hai tay, tay có mức huyết áp cao hơn được chọn để đo và theo dõi huyết áp những lần sau.

- Mỗi lần đo 2 lượt, cùng một tay, mỗi lượt đo cách nhau 2 phút. Nếu huyết áp tâm thu (huyết áp trên) ở 2 lần đo khác biệt > 10 mmHg, đo thêm lần thứ 3 sau 2 phút nữa. Lấy huyết áp trung bình của 2 lần đo gần nhất.

->Lưu ý nên chọn máy đo tự động có kích thước băng quấn cánh tay phù hợp.

-> Người bệnh có thể đo huyết áp buổi sáng hoặc buổi chiều, hoặc khi có triệu chứng gợi ý tăng huyết áp kể trên.

Các triệu chứng Tăng huyết áp có thể gặp?

- Tăng huyết áp thường không có triệu chứng gì đặc biệt , một số triệu chứng có thể thấy như đau đầu, mỏi sau gáy, chóng mặt, nóng phừng mặt, khó thở… 

- Hoặc những triệu chứng của tổn thương cơ quan đích: nhìn mờ, đau ngực dữ dội (nhồi máu cơ tim, bóc tách động mạch chủ ngực), tiểu máu, liệt nửa người (đột quỵ não)…nhưng khi có những triệu chứng này tiên lượng thường không tốt.

Các cận lâm sàng cần làm ở người bệnh Tăng huyết áp?

  • Cận lâm sàng: Siêu âm bụng tổng quát, Siêu âm động mạch thận, Xét nghiệm chức năng thận (creatinine máu, albumin niệu, tổng phân tích nước tiểu), hormone tuyến thượng thận (aldosterone máu, renin huyết tương, metanephrine máu), tuyến giáp (TSH), tuyến yên (cortisol máu, ACTH), Chụp CT hoặc MRI bụng.
  • Cận lâm sàng tìm biến chứng lên các cơ quan trong cơ thể như tim, mạch máu, não, thận và mắt: đo điện tim, siêu âm tim, siêu âm mạch máu, chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu, tỷ lệ microalbumin/creatinine niệu, soi đáy mắt.

Biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp?

  • Biến chứng ở tim: nhồi máu cơ tim, suy tim.
  • Biến chứng ở não: nhồi máu não, xuất huyết não.
  • Biến chứng ở thận: suy thận, nặng nhất là diễn tiến đến suy thận mạn giai đoạn cuối phải điều trị thay thế thận (ghép thận hoặc chạy thận định kỳ).
  • Biến chứng mạch máu ở đáy mắt: xuất huyết, phù nề mạch máu võng mạc, nghiêm trọng hơn là gây mù.
  • Biến chứng mạch máu ngoại vi: do cứng, vôi hóa, xơ vữa mạch máu dẫn đến hẹp hoặc tắc mạch máu đặc biệt ở hai chân, gây đau chân cách hồi, loét, nặng hơn nữa là hoại tử phải cắt cụt.

Các biện pháp điều trị bệnh Tăng huyết áp

- Tăng huyết áp là bệnh cần điều trị suốt đời, không thể bỏ thuốc. Cần duy trì uống thuốc đều đặn, tránh trường hợp đo huyết áp thấy cao mới uống.

- Điều trị bằng thuốc kết hợp thay đổi lối sống là 2 phương pháp điều trị chính. Đối với Tăng huyết áp thứ phát cần điều trị nguyên nhân

   + Các thuốc điều trị Tăng huyết áp: Nhóm chẹn kênh calci, Nhóm ức chế men chuyển/ức chế thụ thể, Nhóm chẹn beta giao cảm, Nhóm thuốc lợi tiểu. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

   + Thay đổi lối sống giúp điều trị cũng như phòng ngừa tăng huyết áp: chế độ ăn uống lành mạnh, ít muối, giảm cân, hoạt động thể chất, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, tránh lo âu…

Như đã đề cập ở trên, tăng huyết áp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng trên tim và mạch máu, vì vậy những người bị tăng huyết áp, ngoài việc thay đổi lối sống và điều trị thuốc theo chỉ định của Bác sĩ thì việc tầm soát phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ tim mạch để có phương hướng xử trí kịp thời là vô cùng cần thiết. Hiện nay, tài xỉu online atht đã trang bị máy tầm soát yếu tố nguy cơ tim mạch cho khách hàng hoàn toàn miễn phí, giúp quý khách nắm rõ yếu tố nguy cơ tim mạch hiện tại của mình, đồng thời cung cấp những lời khuyên thay đổi lối sống chi tiết giúp cải thiện, hạn chế biến chứng.

Máy tầm soát yếu tố nguy cơ tim mạch tại tài xỉu online atht (Hoàn toàn miễn phí dành cho Quý khách hàng)

Được phục vụ quý khách là vinh dự của chúng tôi !


Bác sĩ CKI. Lý Hồng Hải - Trưởng khoa Nội - tài xỉu online atht
Bác sĩ. Lê Tố Hảo

Tài liệu tham khảo: 

  1. Mancia, G., Kreutz, R., Brunström, M., Burnier (2023). “ESH Guidelines for the management of arterial hypertension The Task Force for the management of arterial hypertension of the European Society of Hypertension: Endorsed by the International Society of Hypertension (ISH) and the European Renal Association (ERA)”. Journal of hypertension, 41(12), 1874–2071.
  2. Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam (VSH/VNHA) 2022. Khuyến cáo về Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Hà Nội.

Bài viết liên quan