CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ GOUT MẠN TÍNH
- Định nghĩa
Gout là bệnh vi tinh thể, do sự lắng đọng tinh thể Monosodium Urate trong và xung quanh các mô khi nồng độ Urate vượt quá giới hạn nồng độ tan của chất này, dẫn đến một hoặc nhiều biểu hiện sau:
- Viêm khớp do gút cấp
- Bệnh gút cấp
- Bệnh thận do Gout
- Sỏi acid uric
- Dịch tễ
Là dạng viêm khớp phổ biến nhất ở nam giới >40 tuổi, tỷ lệ gặp toàn cầu 0,08%. Tại Việt Nam, o,14% dân số năm 2003, 1% dân số (940.000 bệnh nhân) năm 2014. Với 96% là nam giới, 38% ở lứa tuổi 40, với 75% trong độ tuổi lao động. Hơn 50% bệnh nhân gút có tăng huyết áp và các bệnh rối loạn chuyển hóa khác.
- Nguyên nhân
- Rối loạn chuyển hóa Acid Uric
- Sử dụng thực phẩm giàu Purine
- Sử dụng thuốc có tác dụng tăng Acid Uric máu
- Di truyền (khiếm khuyết enzyme)
- Yếu tố nguy cơ
- Nam giới
- Lớn tuổi
- Tăng acid uric máu
- Thuốc (lợi tiểu, aspirin, thuốc kháng lao,...)
- Suy thận
- Ghép tạng
- Ăn nhiều thịt đỏ, lạm dụng rượu bia,...
- Béo phì, hội chứng chuyển hóa...
- Phân loại
- Gout nguyên phát (95% trường hợp)
- Gout thứ phát
- Các giai đoạn của Gout
Giai đoạn |
Triệu chứng |
1 – Tăng AU không triệu chứng |
Tăng acid uric máu không triệu chứng (bắt đầu lắng đọng tinh thể) |
2 – Cơn gout cấp |
Tích tụ tinh thể và hình thành cặn lắng trong khớp, viêm khớp cấp do lắng đọng tinh thể và thực bào tinh thể |
3 – Giai đoạn giữa những đợt gout cấp |
Xen kẽ những cơn cấp và yên lặng không triệu chứng, tinh thể urate đã luôn lắng đọng ở khớp |
4 – Viêm khớp gout mạn |
Do biến chứng của việc không kiểm soát được Acid uric máu, viêm khớp mạn tính và lắng đọng Tophy |
Chẩn đoán
- Đặc điểm lâm sàng (quan trọng)
- Tìm tinh thể urate
- Tăng acid uric máu
- Chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, Dual Energy Computer Tomography – DECT)
Tiêu chuẩn ACR/EULAR 2015
Nguyên tắc điều trị
- Điều trị sớm
- Đủ thời gian
- Dự phòng gout cấp, tái phát
- Tiếp tục điều trị hạ AU khi có cơn cấp/mạn
- Điều trị bệnh đi kèm
Điều trị gout mạn theo dướng dẫn của Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR)
- Chỉ định chắc chắn
- >= 2 cơn cấp/năm
- Tophi
- Bệnh khớp urate và/hoặc sỏi thận
- Chỉ định ở cơn đầu tiên nếu
- <40 tuổi hoặc
- Acid uric >8 mg/dL
- Có bệnh kèm theo: tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, suy thận
- Mục tiêu Acid uric máu < 6 mg/dL
- Trường hợp đặc biệt
- Gout nặng (tophi, bệnh khớp mạn tính, các đợt cấp thường xuyên) < 5 mg/dL
- Không khuyến các hạ < 3 mg/dL kéo dài
- Chỉnh liều thuốc sao cho nồng độ acid uric < 6mg/dL và duy trì nồng độ này suốt đời
- Lựa chọn thuốc
- Lựa chọn đầu tay: Allopurinnol 100mg, tăng 100mg mỗi 2-4 tuần
- Nếu không đạt mục tiêu hoặc không dung nạp/chống chỉ định (febuxostat hoặc benzbromarone)
- Nếu vẫn chưa đạt mục tiêu: pegloticase 8 mg mỗi 2 tuần (25% bệnh nhân dùng pegloticase có phản ứng dị ứng)
- Lựa chọn chế độ ăn
- Thực phẩm giảm acid uric nên ăn: Cam, chanh, cà chua, sữa, nước lọc, cà phê...
- Những thực phẩm cần tránh: gan, thận, tôm, sò điệp (nhiều purin và protein), đậu hà lan, đậu khô, măng tây và nấm (cần hạn chế)
Được phục vụ quý khách là vinh dự của chúng tôi !
BS. Trần Nguyên Minh Khoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Châu Trần Phương Tuyến (2019), Cập nhật chẩn đoán và điều trị Gout, Hội thấp khớp học Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Tuhina N.,Jansen T., Dalbeth N.(2015), European League Against Rheumatism collaborative initiative, American College of Rheumatology.