Trò chơi hàng đầu | tài xỉu online atht

80A Lê Hồng Phong, P3, TP.Sóc Trăng - 27/6 Trần Hưng Đạo, P3, TP.Sóc Trăng

VACCINE NGỪA BỆNH THỦY ĐẬU

Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Trong số các biện pháp phòng ngừa bệnh, tiêm vacxin thủy đậu là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất.

1. Bệnh Thủy Đậu là Bệnh gì?

Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster thuộc họ Herpesviridae gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa đông – xuân, thời gian ủ bệnh trung bình từ 14 – 16 ngày. Bệnh lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp (ho, hắt hơi, nói chuyện,...) khi người lành tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, thủy đậu còn có thể lây truyền gián tiếp khi người khỏe mạnh tiếp xúc với các đồ dùng sinh hoạt của bệnh nhân như ga trải giường, khăn mặt, quần áo,...

2. Vaccine Thủy đậu sẽ tiêm lúc nào?

* Varivax

- Trẻ 12 tháng tuổi - 12 tuổi: Tiêm 1 liều Varivax 0.5ml

- Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi, chưa mắc thủy đậu lần nào: Tiêm 2 mũi:

   + Mũi 1: Là mũi tiêm lần đầu, liều 0.5ml;

   + Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 khoảng 4 - 8 tuần, liều 0.5ml.

* Varilvix

- Trẻ từ 09 tháng đến 12 tuổi có lịch tiêm 2 mũi:

   + Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.

   + Mũi 2: 3 tháng sau mũi 1.

- Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn có lịch tiêm 2 mũi:

   + Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.

   + Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

3. Những trường hợp cần tiêm Vaccine Thủy đậu

- Những người chưa từng bị thủy đậu hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

- Những người bị bệnh liên quan đến bạch cầu như bạch cầu cấp tính; bị suy giảm hoặc nghi ngờ bị suy giảm hệ thống miễn dịch do đang điều trị bệnh.

- Những người bị hội chứng thận hư hoặc bị viêm phế quản nặng đang điều trị bằng thuốc ACTH hay Corticosteroids.

- Những người làm trong ngành y tế, thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân hoặc các đối tượng đã tiêm vắc-xin thủy đậu nhưng có nguy cơ mắc bệnh cao.

- Những người sống trong một cộng đồng, khu vực khép kín như khu tập thể, khu ký túc xá, trường học, bệnh viện. Việc tiêm phòng sẽ giúp phòng ngừa và hạn chế lây truyền bệnh.

4. Tác dụng phụ có thể xảy ra

Một số tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc-xin thủy đậu là:

   + Tại vị trí tiêm có thể bị sưng đau, tấy đỏ, ngứa, tụ máu, nổi cục cứng.

   + Trên toàn cơ thể có biểu hiện ngứa, sốt, và phát ban.

   + Trong vòng 1 – 3 tuần sau khi tiêm, trẻ em và người lớn có thể có biểu hiện sốt và phát ban. Tuy nhiên, đây là phản ứng thông thường vì vậy, các triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất. Những người có nguy cơ cao mắc phản ứng phụ với vắc-xin sẽ có triệu chứng sốt, kèm theo phát ban dạng phỏng nước, hoặc nốt sần, phản ứng xảy ra trong vòng 2 - 4 tuần sau khi tiêm.

   + Một số ít trường hợp hiếm gặp có thể bị xuất huyết, chảy máu cam hoặc chảy máu niêm mạc trong miệng.

Vắc-xin thủy đậu có tác dụng trong bao lâu? Sau khi đưa vào cơ thể, vắc-xin thủy đậu sẽ cần thời gian từ 1 - 2 tuần để có thể phát huy tác dụng phòng bệnh. Thời gian miễn dịch của vắc-xin thủy đậu kéo dài trung bình 15 năm. Sau khoảng 15 năm sau tiêm, mỗi người có thể tiêm nhắc lại để phòng bệnh thủy đậu hiệu quả hơn.

Chúng tôi cam kết đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong quá trình tiêm phòng dại. Đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, có kinh nghiệm sẽ hỗ trợ và tư vấn cho quý khách về lịch trình tiêm phòng phù hợp. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin và đặt lịch hẹn tiêm phòng qua số điện thoại: 📞02993.884.885

Được phục vụ quý khách là vinh dự của chúng tôi !